*Ngoại truyện này nối tiếp ngoại truyện 4.

Dương Viêm trở về chỗ, thấy cô đang nghe điện thoại, dựa vào thái độ của cô, chắc hẳn cuộc gọi này liên quan đến công việc. Anh đặt đ ĩa đựng hoa quả xuống, đợi tới khi Diệp Tiểu Nhu nói chuyện xong.

“Một lãnh đạo của Cục Cảnh sát thành phố nghe bảo em đang ở đây, muốn em qua xem một vụ án.” Diệp Tiểu Nhu bất đắc dĩ nói: “Xem ra hôm nay chưa thể về nhà đâu.”

“Thế à? Vậy anh tới đúng lúc rồi.” Anh nói: “Có lẽ mấy ngày kế em sẽ không thể rời khỏi nơi này, còn anh thì không thể xa em lâu như vậy.”

Một tuần trước, ở một địa điểm triển lãm tại thành phố Long Thành, có người tổ chức một buổi triển lãm nghệ thuật biểu diễn chống bạo lực. Nội dung là một cô gái mặc quần áo bó sát, dùng băng dính dán miệng, hai chân hai tay bị trói bằng dây thừng, trước mặt để các loại đạo cụ được dùng trong nhiều hành vi bạo lực khác nhau.

Buổi triển lãm này làm theo một bậc thầy nghệ thuật biểu diễn ở nước ngoài, với tác phẩm mang tên “Rhythm 0”*. Trong tác phẩm, cô ấy đứng trước bàn quay mặt về phía khán giả, trên bàn đặt bảy mươi hai đồ vật, gồm súng, đạn, dao phay, đinh, xích sắt, roi, các vật dụng nguy hiểm khác. Sau đó cô ấy dùng thuốc làm bản thân tê liệt suốt sáu giờ. Cô ấy nói với mọi người, trong vòng sáu giờ này, họ có thể làm bất cứ chuyện gì họ muốn với cô ấy, có thể sử dụng bất cứ đồ vật nào, dù xảy ra hậu quả gì thì cô ấy cũng hoàn toàn chịu trách nhiệm.

*Năm 1974, nghệ sĩ biểu diễn Marina Abramović đã nảy ra ý tưởng cho một buổi biểu diễn mang tính nghệ thuật khác biệt thời bấy giờ: “Rhythm 0” – Âm Tiết Số O.

Buổi diễn kéo dài 6 giờ đồng hồ, được tổ chức tại Studio Morra, Naples. Marina Abramović sẽ đứng yên, để khán giả làm bất cứ điều gì họ thích lên người cô. Buổi biểu diễn đã trở thành một trong những thử nghiệm hiệu quả nhất giúp bộc lộ toàn bộ bản chất xấu xa của con người, những bài học thu được từ buổi biểu diễn đã đánh động toàn bộ dư luận thời đó và trở lên ám ảnh mãi về sau.

Ban đầu nhiều người chỉ thử thăm dò, xem có thật là cô ấy sẽ để họ làm gì tùy thích không. Có người dùng son môi vẽ linh tinh lên mặt cô ấy, có người dùng kéo cắt quần áo của cô ấy, có người vẽ tranh trên cơ thể cô ấy...

Sau khi họ phát hiện cô ấy thật sự không hề chống cự, có người bắt đầu bạo dạn hơn, sử dụng đồ vật sắc nhọn tổn thương cô ấy.

Trong suốt sáu giờ, cô ấy gần như bị mọi người bạo hành bằng nhiều cách tàn nhẫn khác nhau. Không ai ôm cô ấy, đến tận khi có một người dùng súng ngắn có nòng, chĩa vào đầu cô ấy thì mới rốt cuộc bị ngăn lại.

Khó lòng mà tưởng tượng, nếu lúc ấy không có ai ngăn cản, tác phẩm này ắt sẽ kết thúc với việc nhà nghệ thuật bị tra tấn tới chết.

Nhân cách là thứ không thể chịu đựng thử thách.

Nếu bạn nhất quyết muốn thử thách, vậy bạn sẽ chứng kiến những điều xấu xí nhất ẩn sâu trong nội tâm mỗi người, cũng là thứ bạn khó tin nhất.

Đây chính là sự sáng tạo của nghệ thuật biểu diễn ở nước ngoài. . Đọc‎ ????hêm‎ các‎ chươ????g‎ mới‎ ????ại‎ ﹙‎ ????????????m????????????yệ????.????????‎ ‎ ﹚

Lần này, người thực hiện màn mô phỏng trình diễn nghệ thuật biểu diễn cũng là phụ nữ. Trước hàng chục khán giả, mặc dù trước mặt không để súng ống có thể gây tử vong, nhưng vẫn bày ra đầy dao nhỏ, roi, ống tiêm, bật lửa, đinh và nhiều dụng cụ nguy hiểm khác. Vì hiệu quả chương trình, họ còn bổ sung thêm những thứ như bánh kem, kẹo và hoa tươi tượng trưng cho điều tốt đẹp.

Cô gái thực hiện màn trình diễn nghệ thuật biểu diễn này, có ngoại hình và vóc dáng đẹp. Toàn thân cô ấy không thể động đậy, miệng bị dán băng, cô ấy cũng tỏ rõ mình sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả.

Nhưng đây không phải nước ngoài, mà là trong nước, tất nhiên sẽ không xuất hiện hành vi bạo lực quá mức. Dù sao công chúng vẫn đang quan sát, tuy cô ấy nói không cần chịu trách nhiệm, cũng không có ai dám làm thật. Vậy nên ban đầu, không người nào dám động chạm gì. Đến khi có một người phụ nữ đưa ngón tay bôi lên mặt cô gái một ít bánh kem, mới lần lượt có người tiến lên thăm dò, bắt đầu dùng bánh kem phết lên người lên tóc và mặt cô gái.

Nhạc nền chậm rãi lúc đầu đã chuyển sang tiết tấu dồn dập, cô gái cũng nhắm hai mắt, đã có người quá đáng hơn.

Nhưng ngay cả khi thấy nỗi sợ hãi trên mặt cô gái, cũng không một ai dừng tay.

Dao nhỏ, ống tiêm, thậm chí là roi.

Cả bánh kem và hoa tượng trưng cho điều tốt đẹp cũng biến thành vũ khí chế nhạo.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Trong video, có người cúi đầu nói chuyện, cứ như những lời thì thầm nho nhỏ đó tràn ngập ác ý. Một thanh niên thoạt nhìn mới hai mươi tuổi, vào lúc kết thúc trò đùa dai đã ném một đóa hoa hồng vào trước mặt cô gái.

Cuối cùng, màn trình diễn nghệ thuật tưởng chừng như mang tới không gian cho một nhóm người chơi khăm này, đã kết thúc trong nước mắt của cô gái.

Diệp Tiểu Nhu xem hết video toàn bộ quá trình, Dương Viêm cũng đang xem bên cạnh.

“Anh nghĩ sao?”

“Bản thân nghệ thuật không sai.” Dương Viêm thản nhiên trả lời: “Nhưng người biểu diễn và khán giả không đúng, khiến nghệ thuật này mất đi ý nghĩa vốn có.”

Diệp Tiểu Nhu gật đầu: “Đúng vậy, thi thể của cô gái này được phát hiện vào ba đêm trước. Anh đoán xem, cô ấy chết thế nào?”

Dương Viêm dùng nĩa xiên một miếng hoa quả đút cho cô: “Anh không đoán ra, ăn trước đã em.”

Diệp Tiểu Nhu ngoan ngoãn ăn, không bàn về chủ đề này nữa.

Họ không bao giờ thảo luận về vụ án khi dùng bữa, không chỉ vì sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị, mà chủ yếu do mức độ nghiêm trọng của vụ án sẽ khiến cảm xúc chùng xuống. Đồ ăn cũng sẽ mất ngon, hơn nữa còn không có lợi cho việc suy nghĩ và bàn luận về vụ án.

Chờ cả hai ăn xong bữa sáng, bên cảnh sát địa phương đã liên lạc với Diệp Tiểu Nhu.

Cô từ chối việc cảnh sát phái người tới đón, bảo muốn tới nơi nạn nhân ở xem hiện trường trước. Sau đó cô và Dương Viêm tới căn hộ của nạn nhân. Một cảnh sát đã chờ sẵn ở đó, thấy hai người thì hơi ngạc nhiên. Anh ta không ngờ, cố vấn Tâm lý Tội phạm du học trở về, dày dặn kinh nghiệm, đã phá vô số vụ án lớn trong truyền thuyết lại là một người đẹp trẻ tuổi rực rỡ như thế. Chưa kể, bên cạnh cô còn có một người đàn ông với vẻ ngoài cũng rất hấp dẫn.

Cả hai xem xét ở căn hộ của nạn nhân hai mươi phút, rồi chạy tới Cục Cảnh sát.

Trên đường, Diệp Tiểu Nhu nói: “Nếu biết anh cũng đến, chắc lãnh đạo sẽ cảm thấy vừa mừng vừa lo.”

Danh tiếng của công ty Mặc Phi đã khác xa trước, vài năm nay họ liên tiếp giúp đỡ cảnh sát phá nhiều vụ trọng án lớn trên cả nước. Từ sau khi thành lập quỹ công ích đặc biệt, công ty đã làm nhiều việc giúp ích cho xã hội. Ví dụ như thành lập Hiệp hội Cứu nạn Động vật nhỏ, hỗ trợ các thành phố xây dựng trạm động vật lưu lạc, định kỳ quyên góp tiền cho trại trẻ mồ côi và tổ chức từ thiện.

Còn con đường kiếm lợi nhuận thực sự của họ, đều bắt nguồn từ việc giúp đỡ các công ty chuyển đổi kinh doanh, hay giúp các doanh nhân giải quyết rắc rối.

Nói trắng ra, là kiếm tiền từ tư bản, tương trợ người gặp khó khăn trong xã hội.

Dĩ nhiên, Dương Viêm luôn làm sếp đứng sau, ngoại trừ gặp gỡ một số nhân vật cấp cao, bình thường anh hiếm khi lộ diện, chủ yếu ở sau chỉ huy và đưa ra quyết sách. Vài năm nay, người liên lạc với cảnh sát hầu hết là Diệp Tiểu Nhu.

Cô thường xuyên tới hiện trường của nhiều vụ trọng án ở các thành phố. Dù không muốn xuất hiện trước mặt truyền thông và công chúng, cô vẫn không tránh được thi thoảng sẽ bị chụp ảnh. Danh tiếng của cô cũng theo đó mà ngày càng lớn.

Sau khi nghe bảo cô đang ở đây, lãnh đạo Cục Cảnh sát thành phố Long Thành lập tức phái người liên lạc với cô, mời cô tới phân tích vụ án kỳ lạ lần này.

Tại sao nói là kỳ lạ?

Vì vụ án dính dáng đến một số chuyện không tiện công khai, cũng tức là màn trình diễn nghệ thuật biểu diễn trái với lẽ thường kia.

Trong phòng họp của Cục Cảnh sát.

Khi Diệp Tiểu Nhu và Dương Viêm ngồi xuống, Cục trưởng địa phương tò mò hỏi một câu: “Cố vấn Diệp, vị này là...”

Vì thế Diệp Tiểu Nhu mới nhận ra, vị Cục trưởng mới nhậm chức không lâu này không biết Dương Viêm. Cô định giới thiệu về Dương Viêm thì anh bỗng lên tiếng.

“Tôi là trợ lý kiêm tài xế của cố vấn Diệp.” Anh lấy bút máy và laptop ra, nói: “Lần này tới chủ yếu để phụ trách ghi chép vụ án.”

Diệp Tiểu Nhu: “?”

Được rồi, anh nói gì cũng đúng.

Thấy anh “nghiêm túc” như vậy, cô cũng không vạch trần anh.

Nhưng nhìn ánh mắt của bên Cục trưởng, rõ ràng đang hàm ý: khí chất của trợ lý kiêm tài xế này trông không hề giống trợ lý kiêm tài xế tí nào cả.

Diệp Tiểu Nhu đành mặc kệ Dương Viêm, hoàn toàn tập trung vào vụ án.

“Triệu Thanh Nhã, nữ, hai mươi tám tuổi, độc thân, từng làm giáo viên mỹ thuật tại Trường Trung học Cơ sở số 18 ở thành phố Long Thành. Hai năm trước, sau khi nghỉ việc cô ấy vẫn làm nghề tự do, thường xuyên sáng tác tranh hoạt hình, tranh minh hoạ và tổ chức triển lãm nghệ thuật biểu diễn. Thời gian tử vong rơi vào tầm 9 giờ đến 10 giờ tối ngày 18 tháng 4. Nguyên nhân tử vong là ngạt thở cơ học. Khắp cơ thể chằng chịt vết thương vì bị hành hạ, có sẹo do thuốc lá và vết roi. Khi còn sống đã chịu bạo lực với nhiều mức độ khác nhau nên bị mất một lượng máu nhỏ, sau đó cô ấy bị dây thừng siết chặt cổ dẫn tới ngạt thở chết. Nạn nhân cũng từng dùng một ít thuốc ngủ...”

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

“Trong căn hộ nạn nhân không bị mất đồ quý giá, cũng không lưu lại manh mối khác. Bước đầu chúng tôi suy đoán, đây là một vụ án đột nhập và hành hạ đến chết có kế hoạch.”

Một cô gái mới thực hiện triển lãm nghệ thuật biểu diễn chống bạo lực, ba ngày sau bị ngược đãi tới chết một cách bí ẩn. Thi thể được phát hiện trong sân sau nhà mình, toàn thân hằn đầy vết thương bạo hành.

Cửa nhà cô ấy có dấu vết bị cạy mở. Ngoài ra, không có manh mối nào như dấu chân hay vân tay của hung thủ, hiển nhiên hung thủ đã dọn sạch.

Rời mắt khỏi bức ảnh chụp hiện trường đầu tiên nơi phát hiện thi thể, Diệp Tiểu Nhu hỏi: “Tôi cần xem video trực quan hơn về buổi biểu diễn lúc ấy. Tốt nhất có thể chính xác tới thái độ của từng khán giả, có không?”

“Có, có người quay cận cảnh toàn bộ quá trình triển lãm nghệ thuật, sau khi được nhân viên kỹ thuật xử lý, có thể thấy rõ biểu cảm trên khuôn mặt mỗi người.”

Video dài hai giờ bốn mươi phút.

Trong quá trình gần ba giờ, Triệu Thanh Nhã đã bị hơn hai mươi người tấn công tàn nhẫn. Nếu một giờ trước họ vẫn dè dặt, còn kiềm chế, thì một giờ sau, họ đã táo bạo hơn, mạnh tay hơn. Tới bốn mươi phút cuối, dường như mọi người đã trở nên hoàn toàn mê muội. Có lẽ trong một khoảng thời gian, họ thậm chí đã đánh mất ý thức đạo đức và khả năng tự chủ vốn có, chỉ còn lại bản năng.

Dựa vào quan điểm của Tiến sĩ Sigmund Freud, bộ máy tư duy gồm ba thành phần quan trọng là c ái Ấy (id), cái Tôi (ego), và cái Siêu tôi (superego). C ái Ấy chỉ điều nguyên thủy nhất có sẵn từ thuở lọt lòng; cái Tôi thuộc bộ phận quản lý và điều phối cấu trúc của nhân cách; còn Siêu tôi đại diện cho khuôn phép đạo đức, trách nhiệm lương tâm, cái tôi lý tưởng và quy tắc đạo đức. Khi h@m muốn của con người xảy ra xung đột với sự tự chủ của quan niệm đạo đức, cũng là lúc ba cái “Tôi” này đấu đá nhau trong tâm trí. Một khi c ái Ấy chiếm thế thượng phong, người này sẽ chỉ còn d*c vọng nguyên thủy nhất, tức là toàn bộ bản năng nguyên thủy. *

*Giải thích thêm:

- C ái Ấy: phần nhân cách tối tăm, mù quáng và độc ác. Mục đích độc nhất là thỏa mãn các h@m muốn bản năng và các kh0ái cảm trong con người, bất chấp hậu quả.

- Cái Tôi: thành phần tâm lý của bộ máy tư duy. Thể hiện cá tính tâm lý của mỗi con người. Có thể kìm nén xung đột của c ái Ấy và kiềm chế khoái lạc. Cái tôi nhận biết được thế giới xung quanh, nhận ra rằng phải kìm hãm những khuynh hướng sai lệch, để ngăn ngừa mọi xung đột với luật lệ xã hội.

- Cái Siêu tôi: chứa tất cả các tiêu chuẩn đạo đức tiếp nhận được từ cha mẹ và xã hội. Các Siêu tôi buộc cái Tôi phù hợp không chỉ về thực tế mà còn về lý tưởng của mình về đạo đức. Các Siêu tôi khiến người ta cảm thấy tội lỗi khi họ đi ngược lại quy tắc của xã hội.

(Nguồn: Trường Đại học Hà Tĩnh)

Căn cứ vào quan điểm này rồi quan sát những người trong video.

Thứ họ thể hiện không chỉ là mối quan hệ giữa c ái Ấy, cái Tôi và cái Siêu tôi. Từ kiềm chế lẫn nhau, loại trừ lẫn nhau, hạn chế lẫn nhau, tới cuối cùng một mặt trong đó áp chế hoàn toàn, khiến ai cũng vứt bỏ quan niệm đạo đức và khả năng tự chủ. Và cô gái trước mắt kia, tượng trưng cho nơi mà họ trút hết bản năng d*c vọng.

Xem một lát, Diệp Tiểu Nhu bảo: “Thay vì nói là sáng tạo nghệ thuật biểu diễn, không bằng nói là một lần thí nghiệm xã hội.”

Nghe thế, mọi người hơi kinh ngạc.

Chỉ mỗi Dương Viêm ngồi phía sau cô khẽ nhếch miệng.

Cô gái của anh, đã không còn là cô gái nhỏ cần anh dìu dắt và che chở kia nữa.

Ngay cả khi anh vắng mặt, cô cũng có thể dùng năng lực của mình vượt qua mọi chướng ngại.

Thế nên... không biết anh nên tự hào, hay nên sầu não đây?


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.



COMMENT



Please Register or Login to comment!